KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĐU ĐỦ
CÂY ĐU ĐỦ (Carica papaya)
(Theo Nguyễn Thành Hối, Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, NXBNN-1999)
Đu đủ là một trong những loại cây ăn trái nhiệt đới ưa chuộng, trồng mau cho trái (khoảng 1 năm), có thể trồng dày (2.000 – 4.000 cây/ha). Trái đu Cây đu đủ có 3 loại: Đu đủ đực, Đu đủ cái, Đu đủ lưỡng tính.
Giống: Hiện nay rất khó xác định giống đu đủ thuần. Màu sắc thịt trái biến đổi từ đỏ, gạch, vàng (trồng nhiều ở Cái Bè, Cai Lậy…), tím (giống từ Đài Loan).
Ươm cây con: Hạt được gieo thẳng trên liếp, sau đó lựa cây khỏe, chuyển sang bầu đất kích thước 6 x 10 cm. Khi cây mọc được 2 – 4 cặp lá cần kích thích cho cây con mọc rễ ngang nhiều bằng cắt bỏ rễ đuôi chuột.
Kỹ thuật trồng: Trồng mật độ 1,5 – 2 m (cây cách cây), 2,5 – 3 m (hàng cách hàng). Cần bón phân, tưới nước, làm cỏ, thụ phấn bổ sung, tỉa trái…
Sâu bệnh hại: Trên cây đu đủ thường gặp các loài côn trùng như: Rệp sáp, rệp dính, nhện đỏ (rầy lửa), ruồi đục trái. Bệnh thường gặp là bệnh thối gốc (Pythium spp.), bệnh đốm lá (Phyllosticta sulata), bệnh phấn trắng (Oidium caricae), bệnh đốm vòng (Papaya ringspot virus), bệnh khảm (Papaya mosaic virus), bệnh thối trái, bệnh do tuyến trùng. Bà con cần lưu ý để phòng trừ.
Thu hoạch: Khi trái đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín thì có thể thu hoạch. Quan sát lúc vỏ trái bóng lên, hơi ửng vàng ở chóp trái (gọi là đu đủ lên da), lúc này nhựa mủ trong cây chảy ra hơi trong.
Cần chú ý thu trái lúc trời nắng ráo, vì vỏ trái khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Ở nhiệt độ 8 – 12oC trái chín có thể tồn trữ được khoảng 3 tuần.
Số lần xem trang: 2709
Điều chỉnh lần cuối: