Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản cà phê chè
Giống cà phê Catimor được nhập vào Việt
I- Giống, đặc điểm thực vật và yêu cầu sinh thái
1. Giống
Trong giống cà phê chè có các chủng : Typica, Bour-bon,
2. Yêu cầu sinh thái
- Phạm vi nhiệt độ biến động từ 15 - 30oC, nhưng lý tưởng nhất có nhiệt độ trung bình từ 19 - 24oC
- Có lượng mưa năm từ 1500 - 2000mm
- Độ cao so với mặt biển từ 800 - 2500m, có một mùa khô hạn nhẹ kéo dài từ 2 - 3 tháng
- Ưa ánh sáng tán xạ, có cây che bóng.
3. Nguồn gốc và đặc điểm của giống cà phê Catimor
- Giống cà phê Catimor được nhập vào Việt
- Đây là giống lai giữa Hybrid de Timor với giống Catura
- Thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày
- Kháng bệnh gỉ sắt (tính uu việt nổi bật nhất của Catimor)
- Có bộ tán che kín thân vì vậy hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng)
- Nếu thâm canh tốt năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha
Do có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon, giá bán khoảng gấp 1,5 lần giá cà phê vối nên cà phê Catimor được trồng nhiều nơi trên thế giới. ở Việt
II- Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Đất trồng cà phê
Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, có bộ rễ ăn sâu tới trên 1 m, vì vậy phải chọn các loại đất sau đây :
- Có tầng đất sâu từ 70 cm trở lên
- Đất có cấu tượng tốt, tơi xốp, giàu chất hữu cơ
- Không bị úng nước trong mùa mưa (thoát nước tốt)
- Các loại đất thuộc nhóm đất đỏ như đất bazan là loại đất rất quý để trồng cà phê. ở Việt
- Ngoài đất bazan ra còn nhiều loại đất khác có khả năng trồng cà phê như : đất phù sa cổ, đất dốc tụ, đất sa phiến thạch, đất đá vôi, . . . miễn là chúng có các đặc điểm đã nêu ở trên và có điều kiện sinh thái phù hợp (chế độ mưa, chế độ nhiệt, . .).
- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất có từ 3% trở lên (đối với đất đỏ bazan) và trên 2,5% đối với các loại đất khác là phù hợp đối với cà phê.
2. Mật độ, khoảng cách trồng
- ở những nơi đất không có độ phì cao thì trồng với mật độ 6666 cây/ha, tương ứng với khoảng cách : hàng cách hàng : 1,5 m, cây cách cây : 1m
- ở những nơi đất tốt trồng với mật độ 3333 cây/ha, tương ứng với khoảng cách : hàng cách hàng : 2 m, cây cách cây : 1,5m
- ở những nơi đất trung bình có thể trồng với mật độ 5000 cây/ha : hàng cách hàng : 2 m, cây cách cây : 1 m
- Khi trồng mới chỉ trồng 1 cây/hố, sau đó có thể nuôi thêm 1 đến 2 thân mới để có từ 2-3 thân/hố.
- Để có năng suất cao giống cà phê Catimor chỉ hãm ngọn ở chiều cao 1,8m hoặc không hãm ngọn.
III- Cây trồng xen che phủ, bảo vệ, cải tạo đất
1. Trồng xen
- Khi cà phê mới trồng, đất còn trống, bộ tán cây cà phê còn nhỏ vì vậy phải trồng xen để hạn chế sự thiêu hủy chất hữu cơ trên bề mặt đất do cường độ ánh sáng lớn và nhiệt độ mặt đất rất cao.
- Nên trồng xen các loại cây đậu đỗ để cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn, tăng các chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời nó cũng làm tăng độ ẩm trong đất và giảm nhiệt độ bề mặt đất.
- Cây trồng xen tạo ra nguyên liệu để tủ gốc và ép xanh. Một vườn cây trồng xen tốt có thể cung cấp cho lô cà phê hàng trăm cân đạm nguyên chất/ha và nhiều chất dinh dưỡng, khoáng khác.
2. Bón phân cho cây trồng xen
- Nếu trồng trên đất có độ phì cao thì không nhất thiết phải bón phân
- Nếu trồng trên đất không có độ phì cao thì phải bón một lượng phân hóa học nhất định nhằm giúp cho cây trồng xen tăng sinh khối chất hữu cơ. Thông thường bón : (20 kgN + 20 kg P2O5 + 10 kg K2O)/ha
IV- Tủ gốc giữ ẩm
1. Nguyên liệu tủ gốc
Dùng các nguyên liệu như rơm, rạ, lá mía, cỏ khô, cây phân xanh, cây ngô, thân cây đậu đỗ để tủ gốc cho cây cà phê có những lợi ích sau :
- Tăng hàm lượng mùn cho đất
- Tăng độ ẩm trong đất và bề mặt đất
- Giảm nhiệt độ trong đất
- Chống cỏ dại
- Tăng thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng lân và kali dễ tiêu
- Tăng độ xốp và sức chứa ẩm của đất, . . .
- Tiết kiệm được lượng nước tưới, kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới
- Tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động
- Giảm xói mòn, rửa trôi đất
2. Cách tủ
- Thông thường thì tủ xung quanh gốc cà phê, nhưng nếu có đủ nguyên liệu thì tủ theo băng hay che phủ cả bề mặt đất thì càng tốt vì ngoài tác dụng nhiều mặt như đã nêu ở câu trên, còn có một lợi ích khác là gĩư được ẩm trong đất, đặc biệt là trong mùa khô, lượng nước tưới có thể dùng ít hơn, hoặc khoảng cách giữa 2 lần tưới sẽ dài hơn, tiết kiệm được nước tưới. Chú ý chống cháy trong mùa khô và dùng đất đè lên thảm phủ để chống gió làm bay nguyên liệu tủ.
- Có thể dùng các tấm ni lông có màng mỏng (chuyên để phủ đất) để phủ lên bề mặt của đất. Biện pháp này là nhằm chống lại sự bốc thoát hơi nước từ trong đất đồng thời để chống lại sự sinh trưởng của cỏ dại trên lô trồng
V- Trồng cây che bóng
1. Lý do trồng cây che bóng
- Cây cà phê chè hoang dại mọc ở trong rừng, do đó che bóng cho cây cà phê chè là nhu cầu sinh lý cần thiết.
- Cây che bóng cho cà phê hạn chế được ánh sáng trực xạ, điều hòa nhiệt độ, giảm cường độ mưa, hạn chế sự hủy hoại cấu tượng đất
- Cây che bóng có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng từ các tầng sâu của đất, điều hòa được ẩm độ trong lô cà phê, hạn chế được sương muối ở những vùng có mùa đông giá lạnh.
- Cây che bóng làm giảm tốc độ gió và tăng độ phì đất nhờ lượng cành lá rụng xuống lô cà phê.
2. Những loại cây che bóng
- Cây che bóng tạm thời : muồng hoa vàng, cốt khí, điền thanh, dậu săng, . . Chú ý không trồng gần gốc cà phê vì dễ gây ra hiện tượng tranh chấp nước. Khi bộ phận cây che bóng tạm thời giao tán với cây cà phê thì phải chặt, phát các cành tiếp giáp với cây cà phê để tránh sự cọ xát làm rách hay khô lá cà phê.
- Cây che bóng lâu dài : Keo dậu
VI- Kỹ thuật tạo hình cà phê
Tạo hình cho cà phê là một biện pháp kỹ thuật rất quan trọng thông qua việc cắt tỉa để tạo ra một bộ tán có số lượng thân và cành phân bố đều trong không gian phù hợp, thông thoáng, tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để cho cây quang hợp tốt tạo ra năng suất cao và ổn định.
1. Chiều cao hãm ngọn
Độ co hãm ngọn thường từ 1,4 đến 1,6 m kể từ gốc cây đến vị trí hãm ngọn. Riêng đối với cà phê Catimor độ cao hãm ngọn khoảng 1,8 m hoặc không hãm ngọn. Khi cây cà phê đã cao đến vị trí muốn hãm ngọn thì dùng kéo cắt cành cắt phần ngọn ở vị trí trên cặp cành cuối cùng khoảng 1 cm. Sau khi cắt cành chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi dưỡng cho các cành còn lại phát tiển và phát sinh các cành thứ cấp để cho quả ở những vụ sau.
2. Đánh chồi vượt
Sau khi hãm ngọn nếu trên thân hay trên ngọn mọc chồi vượt thì phải lấy tay vặt đi (nếu còn nhỏ) hoặc dùng kéo cắt cành để cắt bỏ (nếu chồi đã lớn). Nếu đánh chồi vượt không kịp thời sẽ tiêu hao chất dinh dưỡng của cây.
3. Cắt, tỉa cành
- Sau thu hoạch xong ở vụ bói (thường sau khi trồng 2,5 năm) thì cắt bỏ bớt một vài cành cấp 1 thấy yếu, nhỏ theo nguyên tắc so le hay chữ chi ở trên thân. Những năm sau đó những cành yếu, ít phát sinh cành thứ cấp sau khi thu hoạch cũng cắt bỏ bớt đi một số để cho cây thông thoáng
- Những cành thứ cấp mọc sát thân hoặc mọc ngược đâm vào phía thân cây cần phát hiện để cắt bỏ kịp thời theo nguyên tắc là ở xung quanh thân cần thông thoáng.
- Những cành cấp 1 sau vụ thu hoạch, nếu chưa thấy phát sinh cành thứ cấp thì tiến hành bấm đuôi én, nghĩa là bấm ngọn của cành đó nhằm mục đích không cho cành vươn dài ra để tập trung chất dinh dưỡng phát sinh và nuôi cành thứ cấp.
- Sau vụ bói những cặp cành cấp 1 ở quá sát mặt đất, phủ trên mặt dất sau khi thu hoạch cũng cần cắt bỏ để ngăn cản con đường lây lan của rệp và kiến bò lên hại cây cà phê. Không làm cho cây quá ẩm ướt trong mùa mưa nhằm hạn chế sự lây lan và gây hại của nấm bệnh.
- Cắt bỏ cành tăm hương : khi phát sinh các cành thứ cấp, nếu thấy tại một đốt có quá nhiều cành thì phải vặt hoặc cắt bớt đi một số cành nhỏ, những cành còn lại phải phân bố đều trong không gian. Trong thời kỳ kinh doanh cũng thường xuyên phát hiện để cắt bỏ cành tăm hương.
- Cắt bớt một phần của cành cấp 1 sau vụ thu hoạch. Sau khi thu hoạch nếu thấy các cành cấp 1 yếu ớt, ở ngoài đầu cành chỉ còn một ít đốt lá, ở phía trong đã có cành cấp 2 thì cần cắt bớt phần cành ở ngoài.
- Cắt bỏ những cành chùm (cành tổ quạ) : trong thời kỳ kinh doanh nếu thấy xuất hiện các cành tổ quạ thì cắt bỏ vì chúng không cho quả mà chỉ làm cây rậm rạp, tiêu hao dinh dưỡng của cây.
- Cắt các chồi vượt trên ngọn : khi chưa cần nuôi thêm tầng mới thì phải cắt bỏ kịp thời các chồi vượt mọc ở trên đỉnh. Nếu không cắt kịp thời chất dinh dưỡng phải nuôi các chồi này sẽ làm tiêu hao chất dinh dưỡng, hạn chế sự sinh trưởng của các cành ở trên thân.
- Sau mùa thu hoạch cần cắt bỏ bỏ những cành khô, những phần cành sinh trưởng sinh trưởng yếu ớt, những cành bị sâu bệnh để những phần còn lại phát sinh những cành mới sẽ cho quả trong mùa sau.
Tạo hình tốt làm bộ tán thông thoáng sẽ làm cho quả cà phê to hơn, đạt năng suất cao, bền và thuận lợi khi tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
VII- Cưa đốn phục hồi vườn cây
1. Lúc nào cần cưa đốn phục hồi vườn cây
- Khi vườn cà phê kinh doanh nhiều năm nếu năng suất vườn cây giảm xuống thấp thấy không có hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao.
- Khi vườn cây vì một lý do nào đó không chăm sóc hoặc chăm sóc không đầy đủ, năng suất quá thấp, không hiệu quả cũng cần cưa đốn phục hồi
2. Thời gian và kỹ thuật cưa đốn phục hồi
- Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa thì tiến hành
Số lần xem trang: 2759
Điều chỉnh lần cuối: