BÁO CÁO KẾT QUẢ LỚP TẬP HUẤN

 “QUY TRÌNH VietGAP và GlobalGAP”

TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

 

            Trung tâm Nghiên cứu & Chuyển giao KHCN – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện xong Hợp đồng đào tạo”, ký ngày 20/10/2010 với nội dung là “Tập huấn cho Cán bộ Quản lý chất lượng VSATTP cấp tỉnh, huyện và các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất rau, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông về quy trình VietGAP và Global GAP”.

            Đến nay, việc đào tạo và cấp chứng chỉ đã hoàn tất. Nay chúng tôi gửi bảng báo cáo kết quả đến Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông với nội dung chi tiết như sau:

 

1. Mục tiêu:

 

-         Nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dùng thực phẩm.

-         Năng cao nhận thức, thực hành VSTTP và ý thức trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm.

 

-         Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lí, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP từ trung ương đến các địa phương của tỉnh, bồi dưỡng đào tạo năng cao về chuyên môn làm nghiệp vụ công tác VSATTP. 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nội dung thực hiện:

 

-         Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lí VSATTP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả trên địa bàn.

-         Tổ chức đào tạo, tập huấn Quy trình VietGAP và GlobalGAP cho các Cán bộ Quản lý chất lượng VSATTP cấp tỉnh, huyện và các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình sản xuất rau, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong lĩnh vực VSATTP.

-         Phoái hôïp caùc cô quan chuyeân ngaønh höôùng daãn caùc cô sôû saûn xuaát, cheá bieán thöïc phaåm aùp duïng heä thoáng quaûn lí chaát löôïng VSATTP theo tieâu chuaån thöïc haønh saûn xuaát, veä sinh toát.

3. Nội dung cụ thể: Tổ chức 01 lớp tập huấn về “Quy trình VietGAP và GlobalGAP” cho các học viên trên  toàn địa bàn tỉnh Đắk Nông.

4. Thôøi gian thöïc hieän: Töø thaùng 25/10/2010 – 31/10/2010.

 

5. Kết quả đào tạo:

 

 

5.1. Đào tạo lý thuyết:

 

Trong thời gian 2 ngày đào tạo lý thuyết tại Thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi đã trao đổi với các học viên một số vấn đề về quy trình sản xuất theo hướng VietGAP và GlobalGAP, các văn bản pháp quy, thủ tục để cấp nhận nhận VietGAP… với số lượng 40 học viên tham gia. Qua kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thì số học viên đạt chứng chỉ: 20 học viên.

 

5.2. Thực tập thực tế:

 

- Qua thời gian thực tập tại tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi đã học tập kinh nghiệm ở một số địa điểm như sau:

+ Ngày 27/10/2010: Tham quan thực tập tại Trang trại trồng Cây ăn quả theo hướng VietGAP tại huyện Di Linh.

+ Ngày 28/10/2010: Tham quan thực tập tại Trang trại Phong Thúy, chuyên sản xuất rau ăn lá và rau ăn quả theo hướng VietGAP tại huyện Đức Trọng.

+ Ngày 29/10/2010: Tham quan, học lý thuyết và thực tế tại Công ty ORGANIK Lâm Đồng, chuyên sản xuất rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu qua Châu Âu.

+ Ngày 30/10/2010: Tham quan thực tập tại Công ty DALAT GAP, chuyên sản xuất các loại rau xuất khẩu, chủ yếu là rau ăn quả.

 

6. Đánh giá:

 

- Qua thời gian tập huấn, tuy thời gian không nhiều, nhưng tất cả các học viên đã nắm bắt được quy trình VietGAP và GlobalGAP. Từ đó đã nhận thức được hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP, kiểm tra các cơ sở sản xuất rau, củ, quả và đặc biệt là nắm bắt được quy trình trồng và sản xuất theo hướng VietGAP và GlobalGAP.

- Vì lớp học được tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa. Do đó, một số học viên tham gia chưa đầy đủ thời gian trong suốt khóa học. Mặt khác, vì địa bàn các xã ở khá xa so với địa điểm tổ chức lớp học nên số lượng học viên ở các xã vùng sâu, vùng xa không thể tham gia đầy đủ được.

- Các học viên là các chủ trang trại, doanh nghiệp thực sự rất thích thú khi tham gia lớp học vì những đối tượng này củng đang rất cần phát triển trang trại của họ theo hướng VietGAP và GloboGAP để nâng cao chất lượng và giá trị của những sản phẩm đang có và phát triển những sản phẩm mới thích hợp hơn với xu thế phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam thời kỳ WTO.

- Nói chung, đa số các học viên đều tham gia lớp học một cách nhiệt tình, đầy đủ và có tinh thần tham gia khóa đào tạo nói trên.

 

7. Kết luận:

 

            - Khóa tập huấn này rất có ý nghĩa cho các cán bộ quản lý có liên quan vì:

+ Vấn đề sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp trong đó có Rau, Củ, quả theo hướng VietGAP và GlobalGAP đang là chính sách và định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Đắk Nông.

+ Hiện nay, một số doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đã hình thành đang rất cần có chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Do đó, qua lớp học này họ đã nắm bắt được một số yêu cầu cơ bản để được cấp chứng nhận VietGAP trong tương lai.

+ Một số cán bộ quản lý trong ngành nông nghiệp củng đã nắm bắt được quy trình đánh giá và chứng nhận VietGAP cho các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã…trên địa bàn tỉnh và quy trình thực hiện của vấn đề tái cấp chứng nhận VietGAP lần 2, 3…

- Lớp tập huấn này là “đón đầu” của việc phát triển vùng nguyên liệu rau an toàn và các mặt hàng nông nghiệp để việc sản xuất cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu được thuận tiện hơn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Số lần xem trang: 2461
Điều chỉnh lần cuối: 15-04-2012

Hội thảo Ứng dụng công nghệ Vetiver chống xói mòn sạt lở và xử lý ô nhiễm môi trường (23-09-2008)

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu bảy năm năm bốn

Xem trả lời của bạn !

logolink