Kỹ thuật trồng ấu

 

Trung Tâm Khuyến Nông ĐỐNG THÁP GIỚI THIỆU KỸ THUẬT TRỒNG ẤU

Nguyễn Phước Tuyên

THỊ TRƯỜNG ẤU TRÊN THẾ GIỚI

Cây ấu (Trapa natans var bicornis, Trapa bicornis) thuộc họ Trapacea. Ấu là loại cây thủy sinh, phát triển rất mạnh ở huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp với diện tích trên 300 ha. Năm 1996, các công ty Đài Loan đã mang giống ấu của họ sang phổ biến cho nông dân và tổ chức thu mua. Giống ấu Đài Loan đã nhanh chóng phát triển trên đất ruộng thành hệ thống canh tác lúa Đông Xuân - Ấu Hè thu và trở thành loại cây trồng sống chung với lũ tuyệt vời. Ấu được nhân giống bằng trái, ở các hầm riêng, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, đem hom cấy khoảng cách 1.5 m2 bụi, sau khi cấy 100 ngày bắt đầu thu hoạch. Với năng suất bình quân 10-15 tấn/ha, giá 1,7 triệu đồng/tấn, cây ấu đã trở thành cây mang loại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân. Tương lai của cây ấu ở Đồng Tháp và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào thị trường ấu trên thế giới.

 

Do không phải là cây bản xứ nên cây ấu được dùng nhiều từ tiếng Anh để gọi, bao gồm Devil nut, Bat Nut, Goat Head, Bull Nut, Buffalo Nut, Water chestnut. Trên thế giới sử dụng củ ấu để ăn, hoa có tính cầm bệnh tiêu chảy, trái hạ sốt và say nắng, thân chống ung thư và hạ sốt. Cũng như cây sen, cây ấu thuộc lòai cây thủy sinh nên rất khó áp dụng cơ giới hóa, lao động thủ công là trở ngại lớn ở những nước phát triển. Tại Đài Loan và Nhật sản lượng ấu đã giảm liên tục. Đài Loan sản lượng trong thập niên 80 từ 10.000 tấn/năm xuống còn 8.000 tấn/năm. Nhật Bản giảm từ 1.600 tấn năm 1984 xuống còn 1.200 tân năm 1992.

 

Ấu được tiêu thụ nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và các cộng đồng dân cư châu Á ở các nước phương Tây, Mỹ và Úc. Tại thị trường Tokyo Nhật Bản, tiêu thụ ấu tăng từ 162 tấn năm 1991 lên 216 tấn năm 1995. Giá ấu biến động phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch, thấp nhất vào tháng 3-4 (341 - 714 Y/kg( 42.625 - 89.250 đồng), cao nhất vào tháng 11 - 12 (1.500 - 3.380Y/kg (187.500 - 422.500 đồng), bình quân 1290 Y/kg (161.250 đồng). So với Việt Nam giá ấu tại Nhật Bản rất đắc, nhưng so với mặt bằng giá tại Tokyo là bình thường, vì giá gạo tại Tokyo là 450 Y/kg, thịt heo 15.000 Y/kg.

Tại Đài Loan, giá ấu thu mua của nông dân trước năm 1990 chỉ có 15 Đài tệ (16.400 đồng), hiện nay lên 50 - 68 Đài tệ/kg (23.400 - 31.900 đồng), cao nhất vào tháng 9. Nhưng giá tại Đài Bắc 114 Đài tệ (53.500 đồng/kg).

Người Mỹ rất ít ăn ấu và do hình thù quái dị nên nó thường được dùng để cúng bái, một số người Mỹ mê tín treo trái ấu ngay đầu cửa để xua đuổi tai hoạ, như là người lính gác ngăn chận điềm xấu. Tuy nhiên, cộng đồng người châu Á tại Mỹ rất lớn, đó là lý do năm 1996 nước Mỹ nhập khẩu ấu với giá trị 38 triệu USD, trong đó có 4 triệu tấn ấu trái đóng hộp mà nguồn cung cấp chính là Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Tương tự, Canada cũng là nước có cộng đồng châu Á khá lớn và là thị trường rất có triển vọng.

Do đó nông dân Đồng Tháp cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có thể an tâm mở rộng diện tích trồng ấu để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, để bán được giá các nông dân trồng ấu nên lên kết lại với nhau dưới hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thống nhất giá bán và đầu tư chế biến trái ấu.

Nhập khẩu trái ấu chế biến tại Mỹ từ năm 1993-1996 (triệu USD)

Năm                            1996    1995    1994    1993

Thế giới

Cắt miếng

Nguyên trái    

35.12

3.39    

22.66

3.73    

28.79

2.77    

26.31

3.92

Trung Quốc

Cắt miếng

Nguyên trái    

31.02

1.37    

17.55

2.92    

20.27

1.56    

18.54

1.90

Thái Lan

Cắt miếng

Nguyên trái    

3.07

1.66    

4.29

0.74    

5.18

0.99    

4.67

1.23

Đài Loan

Cắt miếng

Nguyên trái    

0.94

0.08    

0.55

0.02    

2.38

0.03    

2.77

0.11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lần xem trang: 2179
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : hai chín hai bảy bảy

Xem trả lời của bạn !