Cây Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae. Tên thông thường tiếng Anh là Physic nut hay Purging nut. Ở nước ta còn gọi là cây dầu mè (không phải vừng) hay cây cọc rào. Về nguồn gốc của cây, có thể nói từ nguyên thuỷ cây được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển. Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc.

 

 JATROPHA - Nhiên liệu tương lai? 

Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ một loại cây dại có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về đậu cọc rào trả lời hãng truyền hình Đức N-TV về sự "kỳ diệu" của loại cây bình dị này.

 Thụ phấn cho dừa sáp 

Dừa sáp chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh. Điểm khác biệt của dừa sáp đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã nghiên cứu thành công việc thụ phấn cho dừa sáp.

Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ một loại cây dại có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về đậu cọc rào trả lời hãng truyền hình Đức N-TV về sự "kỳ diệu" của loại cây bình dị này.

JATROPHA - Nhiên liệu tương lai?

Tập đoàn ô tô DaimlerChrysler đã nghiên cứu, phát triển một loại diesel-sinh học từ một loại cây dại có tên khoa học là Jatropha. Dự án này đã gây nên một cơn sốt Jatropha, một loại cây dại thường thấy ở khắp mọi nơi và chưa mấy ai để mắt tới. GS. Klause Becker ở ĐH Stuttgart, người tiên phong nghiên cứu về đậu cọc rào trả lời hãng truyền hình Đức N-TV về sự "kỳ diệu" của loại cây bình dị này.

Ông đã nghiên cứu cây đậu cọc rào từ năm 2003 theo đơn đặt hàng của tập đoàn DaimlerChrysler. Vậy DaimlerChrysler trông chờ gì ở dự án này?

Thực ra DaimlerChrysler chỉ quan tâm đến mỗi một việc là có một loại diesel-sinh học chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ nhằm tránh không để xảy ra tình trạng cấm xe chạy bằng động cơ Diesel.  DaimlerChrysler không có ý định thành lập trang trại trồng loại cây này. Đối với DaimlerChrysler thì dự án này không chỉ là một chiến dịch quảng cáo không những chỉ ở Ấn Độ mà còn vượt ra khỏi ranh giới nước này. Giờ đây không ai ở Ấn Độ mà không biết đến DaimlerChrysler. Mặt khác nếu không có tập đoàn này thì chẳng mấy ai biết đến cây đậu cọc rào Jatropha. Một tên tuổi lớn đương nhiên có tính thuyết phục cao hơn.

Giáo sư là một trong những người đầu tiên có công trình nghiên cứu lớn đối với cây đậu cọc rào?

 

 

Giáo sư Becker và những hạt đậu cọc rào

 

Cách đây 15 năm, chúng tôi là những người đầu tiên ở châu Âu cùng với một hãng tư vấn của Áo đã tiền hành nghiên cứu đậu cọc rào ở Nicaragua. Loại cây này đã có cách đây 70 triệu năm, nhưng chẳng có ai quan tâm đến nó. Nếu không có dự án của DaimlerChrysler thì nhất định không có cơn sốt Jatropha như hiện nay.

Dầu Jatropha đã được sử dụng như dầu diesel-sinh học?

Chúng tôi đã dùng dầu-Jatropha từ hai năm rưỡi nay làm dầu diesel-sinh học... Chúng tôi có nhiều xe thử nghiệm. Mục tiêu năm nay của chúng tôi là sử dụng khoảng 40.000 lít Jatropha- diesel-sinh học trong khuôn khổ chương trình thí nghiệm và chỉ dùng loại dầu Jatropha 100%. Mọi thí nghiệm của chúng tôi đều sử dụng 100% dầu Jatropha-dieselsinh học.

 

Với các loại xe hoàn toàn bình thường?

Đúng vậy, với loại xe Mercedes-CDI thông thường.

Những điều nghe nói về Jatropha làm người ta có cảm giác đây là một loại cây diệu kỳ.

Đúng thế. Chúng tôi trồng cây đậu cọc rào trên những triền đất bị thoái hóa, sau mươi mười lăm năm có thể tái sử dụng các diện tích này để trồng các loại cây trồng vì cây đậu cọc rào đã chặn đứng được tình trạng rửa trôi, xói mòn. Ai có thể nói lên được những cái xấu, cái bất lợi của cây Jatropha tôi xin thưởng tiền cho người đó. Các vị có thể vặn vẹo đủ thứ, lật ngược, lật xuôi, nhưng quả thật các vị không thể bới móc được điều gì xấu liên quan đến loại cây này.

 

Vậy nông dân trồng cây Jatropha có thu lợi không?

Việc trồng cây đậu cọc rào sẽ có lợi vì giá năng lượng sẽ ngày một tăng. Đến năm 2030 số lượng xe ô tô trên toàn thế giới sẽ tăng từ 500 triệu xe hiện nay lên 900 triệu chiếc. Những nước như Trung quốc sẽ vượt Mỹ. Hiện nay Mỹ có 150 triệu xe. Năm 2030 Trung quốc sẽ có 190 triệu xe. Điều này có nghĩa là cây đậu cọc rào sẽ là loại cây trồng đầu tiên mà người nông dân không sợ không có đầu ra.

Người ta có thể thực hiện sản xuất lớn Jatropha ở đâu?

Jatropha mọc ở mọi nơi nếu có đủ nhiệt độ cần thiết. Đây là loại cây nhiệt đới, không có nhu cầu cao về nước. Chúng tôi đã tiến hành trồng thử trên vùng sa mạc nóng bỏng ở Ai cập, tại đây chúng tôi dùng nước thải của thành phố để tưới cho Jatropha và cây phát triển rất tốt. 

Internet có khá nhiều thông tin về Jatropha, nhưng chỉ khoảng 5% là đáng tin cậy và nghiêm túc. Thí dụ có kẻ chào bán hạt Jatropha với giá một USD một quả, hoặc có người rao sẵn sàng cung cấp 20.000 tấn dầu trong một tháng. Trên thị trường hiện chưa có khối lượng dầu lớn đến như vậy. Theo ước tính của tôi, trên thế giới hiện có khoảng 5 triệu ha Jatropha. Tại Myanmar năm ngoái người ta đã trồng được 800.000 ha. Phải sau ba, bốn năm cây mới cho quả, có nghĩa là thị trường dầu Jatropha sẽ hình thành ít nhất cũng sau ba năm nữa.

Jatropha không chỉ cho dầu. Sau khi ép dầu người ta thu được bã Jatropha và loại bã này có thể dùng làm thức ăn gia súc sau khi đã khử được độc tố. Loại khô dầu từ Jatropha có chất lượng hơn cả khô dầu đậu tương. Đậu tương có bình quân 45 % protein thô trong khi đó ở Jatropha là 60%. Cái khó nhất ở đây là vấn đề khử độc, nhưng vấn đề này có thể xử lý được. Chất độc bảo vệ cây đậu cọc rào này có tên là Phorbolester, hiện người ta đang nghiên cứu sử dụng nó trong nghiên cứu ung thư. Chúng tôi còn có ý định  dùng độc tố này làm thuốc trừ sâu sinh học.

Dầu Jatropha có thể thay thế các sản phẩm của ngành hoá dầu không?

Được chứ, rất tốt là khác. Người ta có thể làm từ các loại chất bôi trơn cho đến dầu thuỷ lực - để làm việc này thì các loại dầu thực vật hơn hẳn dầu khoáng.

Thưa giáo sư đã có ai đầu tư vào cây Jatropha chưa?

Hiện đang có các cuộc đàm phán với những nhà đầu tư nghiêm túc ở Đức, Columbia, Indonesia và một số nước khác.

Hiện nay có khoảng bao nhiêu công trình nghiên cứu nghiêm túc về Jatropha?

BP đang tiến hành nghiên cứu ở Ấn Độ sau khi bị kích thích bởi dự án Daimler. Một số trường đại học cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Hiện tại trường đại học Wageningen ở Hà Lan đang kêu gọi tiến hành 5 luận án tiến sỹ về vấn đề này. Theo tôi hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 1000 nhóm nghiên cứu về vấn đề này và chỉ dăm năm nữa sự hiểu biết về vấn đề này sẽ tăng đáng kể. Cho đến thời điểm này cây đậu cọc rào vẫn còn là một loại cây dại.

XUÂN HOÀI dịch

http://www.tiasang.com.vn

Thụ phấn cho dừa sáp

 

Dừa sáp chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh. Điểm khác biệt của dừa sáp đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã nghiên cứu thành công việc thụ phấn cho dừa sáp.

Thụ phấn cho dừa sáp

Dừa sáp chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh. Điểm khác biệt của dừa sáp đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã nghiên cứu thành công việc thụ phấn cho dừa sáp.

Thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có loại dừa sáp thơm, ngọt. Dừa sáp khác các loại dừa khác ở chỗ đặc ruột và ruột mềm như sáp đèn cầy. Loại dừa đặc sản sản này giá một trái từ 60.000-120.000 đồng (tùy lớn, nhỏ). Đắt là phải vì một cây dừa sáp chỉ cho ra được vài trái có ruột sáp. Mới đây, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã thành công trong việc thụ phấn để tăng số lượng trái dừa sáp ở mỗi cây.

 

Loại dừa đắt nhất Việt Nam

 

Cho tới tận đầu năm 2000, dừa sáp chỉ là thứ “ăn chơi” của người dân địa phương. Có lúc, người ta đã chặt bỏ loại cây “choán đất” này. Nhưng, nào ai biết, trong một sớm một chiều, dừa sáp bỗng trở thành một mặt hàng “nóng”, được nhiều người khắp nơi ưa thích. Và giá cứ leo thang vùn vụt, trở thành loại dừa đắt nhất ở Việt Nam.

 

Năm 2004 giá chỉ 25.000 đồng/trái, năm 2007 đã tăng lên tới 60.000 đồng/trái nhỏ. Mới đây, nhân Năm Du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ 2008 với chủ đề: Miệt vườn sông nước Cửu Long, tại Hội chợ Du lịch – Thương mại và tại Liên hoan văn hóa ẩm thực món ngon Nam bộ, dừa sáp được bán 100.000 đ/trái nhỏ và 120.000 đ/trái lớn. Được vậy, nhờ dừa sáp là loại trái giải khát độc đáo của Cầu Kè, không đâu có được, kể cả xứ nổi tiếng về dừa là Bến Tre.

 

Thông thường, một quày dừa sáp 12 trái, chỉ có khoảng 4-5 trái có sáp, thậm chí không có trái nào, tuỳ theo nhiều yếu tố.

 

Khác với dừa thường, dừa sáp có độ dầu cao hơn, mùi hương đặc trưng hơn. Đó là đặc điểm quý cần nghiên cứu ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Có tài liệu cho biết, dừa sáp, sau khi hái xuống, có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba), cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính…

 

Trên thị trường quốc tế, các mặt hàng sản phẩm từ dừa đều có giá trị kinh tế cao. Giá FOB (giá giao hàng tại cảng) của mụn xơ dừa khỏang 6.500 USD/tấn, than hoạt tính (làm từ gáo dừa): 1.000-1.200 USD/tấn, cơm dừa sấy khô: 600-700 USD/tấn và dao động tùy theo từng thời điểm. Chính do dừa có giá trị kinh tế, Viện Cây có dầu và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã kết hợp đầu tư nghiên cứu thụ phấn cho dừa sáp.

 

Ba năm qua, các kỹ sư của Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò (thuộc Viện Cây có dầu, Bộ Nông nghiệp, toạ lạc tại xã Lương Hoà, tỉnh Bến Tre) đã điều tra, đánh dấu phân nhóm và tuổi cây dừa rồi sau đó mới “thụ phấn trợ lực cho dừa, tăng tỷ lệ sáp trên từng cây dừa sáp” (gọi tắt là “thụ phấn”).

 

Thụ phấn cho dừa sáp

 

Kỹ sư Ngô Thanh Trung, Trung tâm Sản xuất thực nghiệm Đồng Gò cho biết ,công việc thụ phấn dừa sáp được giao cho 2 kỹ sư thực hiện. Việc thụ phấn được thực hiện trên tất cả các cây dừa sáp đang cho trái trên địa bàn huyện Cầu Kè, trung bình mỗi ngày họ phun khoảng 40–50 cây. Công việc khá cực nhọc vì phải đưa phấn đực vào đúng bông cái. Vừa phun phấn đực cho bông cái xong, nếu mưa đổ xuống, coi như công cốc, phải làm lại. Thực hiện từ sáng đến 12 giờ trưa thì họ nghỉ, vì sau đó, theo nhịp sinh học, bông cái thụ phấn rất ít, không đạt kết quả mong muốn.

 

Anh Trung tâm sự, khi bắt tay làm công việc này, các anh gặp nhiều khó khăn, vì người địa phương (đa số là đồng bào dân tộc Khmer) sợ họ làm mất sáp trên buồng dừa. Các anh phải phân tích rằng dừa sáp phải trồng mật độ dày mới có sáp vì thụ phấn chéo. Cây dừa sáp có phấn đực nằm trên gió, gió mới đưa phấn đực đến bông cái của cây dừa sáp dưới gió để thụ phấn, nhưng xác suất không đảm bảo. Nếu gió ngược, coi như dừa chẳng thể cho trái sáp.

 

 

Cũng giống như thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, heo và cá, thụ phấn cho dừa sáp chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt. Công việc này mới thực nghiệm, phải đợi đến 10–11 tháng sau mới biết kết quả (tính từ ngày 26-6-2007). Nhưng chắc chắn hiệu quả từ việc thụ phấn cho dừa sáp này sẽ đem đến kết quả cao. Thấy các anh làm việc chăm chỉ, cẩn thận, có “máy móc” phụ trợ, bà con mới dần tin.

 

Anh Thạch Phumi, phó ấp Chông Nô 2, cho biết hiện tại xã Hoà Tân có khoảng 6.000 cây dừa sáp, trong đó có gần 700 cây cho trái. Người dân trồng dừa sáp, cứ tính bình quân từ 2 tới 3 cây thu hoạch trên 1 triệu đồng/đợt. Mà dừa sáp có trái quanh năm. Đời sống của người trồng dừa dần ổn định. Trong tương lai, huyện Cầu Kè sẽ trồng đại trà dừa sáp trên mảnh đất Hòa Ân, tạo thành vùng chuyên canh cây công nghiệp có dầu, điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn.

Website Hội Nông dân Việt Nam

Jatropha cây trồng giúp nông dân miền núi thoát nghèo

 

 Cây Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae. Tên thông thường tiếng Anh là Physic nut hay Purging nut. Ở nước ta còn gọi là cây dầu mè (không phải vừng) hay cây cọc rào. Về nguồn gốc của cây, có thể nói từ nguyên thuỷ cây được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển. Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc.

 

Jatropha cây trồng giúp nông dân miền núi thoát nghèo

Cây Jatropha thuộc họ Euphorbiaceae. Tên thông thường tiếng Anh là Physic nut hay Purging nut. Ở nước ta còn gọi là cây dầu mè (không phải vừng) hay cây cọc rào. Về nguồn gốc của cây, có thể nói từ nguyên thuỷ cây được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ. Cây Jatropha có đặc điểm phát triển nhanh mà không mất nhiều công chăm sóc, có thể cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến tạo ra nhiên liệu sinh học đang phát triển. Loại cây này chịu hạn rất tốt, sống được ở những vùng đất cằn nên phù hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc.

    

Cây Jatropha cao từ 3 đến 5 mét, thường được trồng xen kẽ với những loại cây cao hơn. Tán lá rộng. Cây cho hoa nhiều đợt trong suốt mùa có đất ẩm ướt. Quả có thể thu hoạch sau mùa hoa 3 tháng. Trung bình một cây Jatropha cho 3,5 Kg hạt một năm tuỳ theo khí hậu từng vùng trồng cây. Trung bình, cây cho năng suất từ 3-12 tấn hạt/ha (ép hạt tương đương sẽ thu được từ 1-3 tấn dầu diesel sinh học). Giá 1 tấn hạt cây Jatropha là 750 USD. Hiện đang có nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Công ty Eco-Carbone (Pháp), Van Der Horst Biodiesel JVC (Singapore) dự định hợp tác đầu tư trồng cây Jatropha ở Việt Nam. Các công ty này sẽ hỗ trợ vốn đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân, đơn vị trồng cây Jatropha (theo TS Lê Võ Định Tường - Phân viện hóa học các hợp chất thiên nhiên tại TP.HCM). Những người ủng hộ cho rằng cây Jatropha dễ trồng, có thể phát triển trên những vùng đất không trồng được cây lương thực, nghĩa là tận dụng được tài nguyên thiên nhiên, không bỏ đất hoang. Trong khi đó, những loài cây khác có thể dùng làm nhiên liệu sinh học như bắp và mía đường đòi hỏi nhiều nước và phân bón. Ngoài ra, việc trồng bắp và mía lại cần dùng đến... dầu, nên khi hạch toán toàn bộ, việc chế biến bắp hoặc đường mía thành năng lượng sẽ không đem lại những lợi ích thực sự cho môi trường. Và từ khi trồng cho đến khi thu hoạch cần một lượng lớn lao động. Quả Jatropha chỉ thu hái bằng tay, điều này sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, mở ra hướng mới cho người nông dân miền núi. Do sự trích ly dầu Jatropha tương đối giản dị (như ép dầu đậu phộng), cho nên những “nhà máy dầu” này có thể di chuyển đến tận nơi thu hoạch hột, rất tiện lợi cho việc khai thác dầu. Dầu Jatropha có thể làm nguyên liệu để chạy xe trực tiếp, không qua giai đoạn chế biến và không phát thải khói như các loại xe diesel hiện tại. Thêm một lợi thế không nhỏ nữa là bã dầu sau khi ép là một nguồn phân bón và là thuốc sát trùng cho cây trồng quan trọng trong nông nghiệp. Bã dầu sau khi ester-hoá bằng rượu methanol và xút caustic sẽ cho ra glycerin dùng trong kỹ nghệ làm đẹp. Về phương diện y khoa, cây Jatropha có thể chữa trị một số bịnh ung thư, bịnh tê liệt (paralysis), bị rắn cắn…Về độc tính của Jatropha, trong đó Toxalbumin curcin là độc tố chính trong hạt. Chỉ cần ăn 2 hạt Jatropha đã có thể gây đau bụng và nôn mửa, nửa tiếng sau khi ăn. Tuy nhiên, khi hạt được nướng chín thì không gây độc hại (các hóa chất đã biến đổi và không còn là độc tố).

Ưu thế của năng lượng diezen sinh học đã tạo động lực, thu hút nhiều nhà nghiên cứu tập trung mọi nỗ lực vào khai thác và quảng bá diezen sinh học trên quy mô rộng lớn. Tại tỉnh Kon Tum, Công ty cổ phần Sài Gòn-Măng Đen đã lập dự án trồng 5.000 ha cây Jatropha. Cuối năm 2007, công ty này đã thành lập Công ty Vinasinh và lập Nông trường Đăk Nên. Trước mắt Công ty đã khảo sát để tiến hành trồng 2.000 ha cây Jatropha tại xã Đăk Nên huyện Kon Plông vào năm 2008. Cùng với việc lập quy hoạch chi tiết để phát triển vùng kinh tế động lực Khu du lịch sinh thái Măng Đen gắn với phát triển thị trấn Kon Plông, huyện Kon Plông sẽ ưu tiên dành nhiều diện tích đất hoang hoá, đồi núi trọc để trồng cây Jatropha trong những năm đến. Hiện tại, dầu thực vật đang tạo ra một thị trường mới cho sản xuất nông nghiệp và kích thích việc phát triển nông thôn do giá xăng dầu thế giới đã tăng vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Điều trên giúp nông dân miền núi cải thiện được đời sống và vươn lên thoát nghèo.

Dương Lê (tổng hợp)

www.vietlinh.vn

 

 

Số lần xem trang: 2335
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám hai năm tám bảy

Xem trả lời của bạn !