Cây bông sen

 

 

TTKN ĐỒNG THÁP GIỚI THIỆU KỸ THUẬT TRỒNG SEN

CÂY SEN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Nguyễn Phước Tuyên

Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn hay Nelumbium speciosum Willd) có nguồn gốc ở châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng đông bắc Úc châu. Cây sen là loại thủy sinh được tiêu thụ mạnh ở châu Á. Lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước châu Á. Tuy nhiên, củ sen lại có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen.

 

Cây sen là sự biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hóa ở các nước châu Á. Hằng ngàn năm trước, bông sen là biểu tượng chính của nhiều tôn giáo ở châu Á. Đạo Phật xem bông sen là biểu tượng cao nhất của sự tinh khiết, hòa bình, từ bi và vĩnh hằng (William, 1998).

Hoa sen có thể là một trong những cây xuất hiện sớm nhất. Năm 1972, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của hạt sen 5.000 tuổi ở tỉnh Vân Nam. Năm 1973, hạt sen 7.000 tuổi khác được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Wu-Han, 1987). Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng tìm thấy các hạt sen bị thiêu đốt ở trong hồ cổ sâu 6 m ở tại Chiba, 1.200 năm tuổi (Iwao, 1986). Họ tin rằng có một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994). Một số giống sen từ Trung Quốc khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian mang tên Nhật như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu.

Diện tích và thị trường sen trên thế giới

Sen được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Nga và một số nước châu Phi. Sen cũng được trồng ở châu Âu và châu Mỹ nhưng với mục đích trang trí hơn là thực phẩm.

Trung Quốc

Sen được trồng ở Trung Quốc ít nhất từ thế kỹ 12 trước công nguyên (Herklot, 1972). Sen và củ được sử dụng làm thực phẩm hơn 3000 năm (Liu, 1994; Herklot, 1972).

Sen được trồng khắp Trung Quốc, đặc biệt ở những tỉnh có nhiều ao hồ kênh rạch. Diện tích trồng sen của Trung Quốc trên 140.000 ha (Liu, 1994), năng suất sen bình quân 22,5 tấn củ/năm. Sản lượng trên 3 triệu tấn củ/năm. Thời vụ thu hoạch củ sen của Trung Quốc kéo dài từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.

Có 3 loại sen được trồng ở Trung Quốc tùy vào mục đích sử dụng. Có những giống chuyên cho gương hay hạt sen (Lian-zi, Lian-mi), có những giống cho bông (Lian-hua, Her-ha) và có những giống cho củ sen (Lian-ngau, Ou-han). Trong những giống cho củ có màu sắc hoa, hàm lượng tinh bột trong hạt sen và chịu được các mực nước khác nhau. Ở Viện Nghiên cứu thực vật Wuban, Trung Quốc, có 125 giống sen trồng được đưa vào nghiên cứu.

Số liệu thống kê từ 1997 – 1998 của Bộ Nông lâm ngư Nhật về lượng sen tươi nhập khẩu của Nhật đều từ Trung Quốc và củ sen chế biến chiếm trên 99%.

Bảng 1: Thị trường Sen nhập khẩu của Nhật

 

Củ sen tươi

Củ sen muối

 

Số lượng
(tấn)

Giá trị
(triệu Yen)

Giá
(Y/kg)

Từ Trung Quốc (%)

Số lượng (tấn)

Giá trị (triệu Yen)

Giá (Yen/kg)

Từ Trung Quốc (%)

1995

1.347

139

103

100

14.887

878

59

100

1996

1.809

237

131

100

16.484

1.372

84

99,98

1997

2.007

292

145

100

15.332

1.511

99

99,67

Nhật Bản

Các giống sen của Nhật Bản được du nhập từ Trung Quốc vào 500 năm sau công nguyên (Takahashi, 1994) và được trồng rộng rãi từ đảo Hokkaido đến đảo Kyushu. Giống sen nguyên thủy có nguồn gốc Nhật Bản chuyên cho hoa để trang trí (Hanabasu). Những giống sen cho củ (renkon) hiện nay được du nhập từ Trung Quốc trong thời kỳ 1911-1937. Các giống sen trồng ở Nhật do đó được phân thành nhóm có nguồn gốc từ Nhật và từ Trung Quốc. Hầu hết giống sen trồng như Tenno cho hoa đỏ và Aichi cho hoa trắng có củ thon dài, thuộc nhóm ngắn ngày và trung mùa. Giống sen Trung Quốc như Shina Shirobana, Bitchu có thời gian sinh trưởng dài hơn nhưng cho năng suất cao và kháng bệnh tốt hơn.

Hoa sen trồng trong các công viên quốc gia, chùa chiền, lăng tẩm Nhật với mục đích tạo sinh cảnh. Giống sen lấy củ được trồng ở một số ít tỉnh ở miền trung và miền nam nước Nhật. Diện tích sen canh tác năm 1998 là 4.900 ha, tập trung ở tỉnh Ibaragi (1650 ha), Tokuhima (711 ha), Aichi (474 ha), Saga (311 ha), Yamaguchi (309 ha), Niigata (278 ha) và Okayama (164 ha) (Anonymous, 2000).

Nhật Bản là thị trường củ sen chính trên thế giới. Năm 1982, sản lượng củ sen của Nhật đạt 82.200 tấn trên diện tích 6.350 ha thì năm 1998 chỉ còn 71.900 tấn trên diện tích 4.900 ha, giảm 1.450 ha so 16 năm trước. Thời vụ thu hoạch sen chính từ tháng 9 đến tháng 5. Sen thu hoạch trong tháng 8 được trồng trong nhà kính. Do đó tháng 6 và tháng 7 giá củ sen trên rất cao, bình quân 664 -1.182 Yen/kg (5 - 9 USD/kg). Những tháng khác giá của sen bình quân 317 Yen/kg (2,43 USD/kg).

Nhật Bản tiêu thụ mỗi năm 90.000-100.000 tấn củ sen, do đó kể từ năm 1995 Nhật phải nhập 20.000 tấn/năm, chủ yếu từ Trung Quốc, dưới dạng chế biến, củ sen tươi nhập rất ít. Trung Quốc cũng không đáp ứng nhu cầu củ sen của Nhật vào tháng 6 và tháng 7 vì cũng ngoài thời vụ thu hoạch. Việt Nam gần đây cũng xuất khẩu củ sen qua Nhật, nhưng với lượng không đáng kể, chỉ chiếm 0,33%.

Bảng 2: Thị trường củ sen ở Nhật từ 1995-1998

 

1995

1996

1997

1998

Sản lượng (tấn)

81.000

69.900

68.100

71.900

Nhập khẩu

Tươi

Muối

Khác

19.000

1.347

14.887

2.766

22.000

1.809

16.484

3.707

20.000

2.007

15.332

2.661

22.000

Tổng

100.000

92.000

88.000

94.000

Giá củ sen tươi gấp 1,5 lần sen muối. Tuy nhiên giá sen nhập khẩu chỉ bằng 30 - 35% giá sen nội địa Nhật.

Bảng 3: So sánh giá củ sen nhập khẩu từ Trung Quốc và sen nội địa (vào thời điểm trên, 100 Y (1USD).

 

1995

1996

1997

1998

Nội địa

Nhập khẩu

Nội địa

Nhập khẩu

Nội địa

Nhập khẩu

Nội địa

Nhập khẩu

Tươi (Y/kg)

287

103

409

131

407

145

407

 

Muối (Y/kg)

 

59

 

84

 

99

 

 

Đài Loan

Thị trường bán sỉ hạt sen của Đài Loan rất mạnh, giá hạt sen cao gấp đôi so với giá củ sen, trong khi sản lượng hạt của Đài Loan chỉ bằng 5% sản lượng củ sen. Thời vụ thu hoạch củ sen của Đài Loan kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, tập trung vào tháng 8.

 

Sản lượng củ sen tiêu thụ ở Đài Loan giảm từ 750 tấn năm 1987 xuống còn 600 tấn năm 1993 nhưng giá củ sen tăng từ 25-30 Đài tệ/kg (0,9-1,1 USD/kg) lên 55 Đài tệ/kg (2 USD/kg) trong cùng thời gian trên (27,5 Đài tệ (1 USD năm 1997).

Hàn Quốc

Năm 1995, diện tích canh tác sen của Hàn Quốc là 291 ha, đạt sản lượng 9261 tấn củ (Anon, 1997). Năng suất củ sen trung bình của Hàn Quốc là 31,83 tấn/ha. Thời vụ thu hoạch củ sen từ tháng 8 đến tháng 12.

Úc

Củ sen không được phép nhập khẩu vào Úc theo qui định kiểm dịch. Chỉ có củ sen đông lạnh và khô có thể nhập khẩu được. Hai sản phẩm này được nhập chủ yếu từ Trung Quốc được đóng bao plastic dạng nửa ký. Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu hằng năm này không có thống kê. Năm 1997, tại Úc có 1,2 triệu dân gốc châu Á và ước lượng có 2000 nhà hàng châu Á ở Úc (riêng Nhật Bản có 600 nhà hàng), mỗi năm cần một lượng củ sen 1.080 tấn.

Tuy nhiên, cả nước Úc chỉ có 2 trang trại nằm ở phía bắc sản xuất 100 tấn/năm. Củ sen của Úc sản xuất thường to, dẹp, màu vàng sậm trong khi củ sen của Nhật kích thước trung bình, tròn, màu trắng sữa. Do đó nó không được các nhà hàng Nhật ở Úc chấp nhận.

Bảng 4: Qui cách đóng gói củ sen ở thị trường Uùc.

Loại

Trọng lượng thùng

1 kg

2 kg

5 kg

10 kg

Lớn

< 3 củ

< 5 củ

< 6 củ

< 13 củ

Trung bình

< 4 củ

< 6 củ

7-12 củ

14-20 củ

Nhỏ

 

 

< 13 củ

> 21 củ

Giá trị dinh dưỡng và y học

Tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu. Lá được sử dụng để điều trị các bệnh như tiêu chảy, sốt cao, trỉ, tiểu gắt và bệnh phong. Hạt sen cắt nõn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu hóa. Hạt sen chín có tính bổ tì và được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy mãn tính, tăng tiết dịch và khí hư, cũng như có tác dụng làm giảm đau, rất hiệu quả trong điều trị bệnh mất ngủ và đau tim. Tâm sen có tác dụng làm an thần, trị mất ngủ, sốt cao với thần kinh căng thẳng, cao huyết áp. Gương sen chứa protein, cabohydrate và mang lượng nhỏ alkaloid Nelumbine, sử dụng để cầm máu. Nhụy sen có tác dụng bổ thận, rất hữu ích trong điều trị rối loạn tuyến nội tiết sinh dục. Mùi thơm của hoa 65% là các hydrocarbon, 1,4 dimethoxybenzen; 1,8 - cineole, terpinol-4-ol và linalool (Omata & ctv, 1992).

Giá trị dinh dưỡng của củ sen và hạt sen được trình bày ở bảng 1, rất giàu can-xi và ka-li.

Bảng 5: Giá trị dinh dưỡng của 100 g củ sen và hạt sen

Thành phần

Củ

Hạt

Muối

Tươi

Luộc

Tươi

Nước (g)

81,2

81,0

67,7

13,0

Năng lượng (kcal)

66,0

68,0

121,0

335,0

Năng lượng .(kj)

276,0

285,0

506,0

1402,0

Protein (g)

2,1

1,8

8,1

17,1

Chất béo (g)

0,0

0,0

0,2

1,9

Đường (g)

15,1

15,8

21,1

62,0

Chất xơ dễ tiêu. (g)

0,6

0,6

1,4

1,9

Calcium (mg)

18,0

17,6

95,0

190,0

Phosphorus (mg)

60,0

55,0

220,0

650,0

Sắt. (mg)

0,6

0,5

1,8

3,1

Natri (mg)

28,0

19,0

2,0

250,0

Kali (mg)

470,0

350,0

420,0

1100,0

Vit B 1 (mg)

0,09

0,07

0,19

0,26

Vit B 2 (mg)

0,02

0,01

0,08

0,10

Niacin (mg)

0,2

0,2

1,16

2,1

Vit C (mg)

55,0

37,0

0,0

0,0

Năm 1996, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu 3 tấn củ sen muối sang Nhật với giá CIF 343 Yen/kg, trong khi của Trung Quốc chỉ có 84 Yen/kg. Năm 1997, xuất được 50 tấn với giá CIF 93 Yen/kg.

Đồng Tháp có lẽ là tỉnh có diện tích trồng sen lấy hạt lớn nhất nước với diện tích 750 ha tập trung 2 huyện Cao Lãnh, và Tháp Mười, trở thành mô hình sống chung với lũ rất lý tưởng. Sen ở đây được trồng trên đất ruộng với mật độ 2.000 cây/ha (hàng cách hàng 2,5-3 m, cây cách cây 2-2,5 m). Sau khi trồng 3 tháng bắt đầu thu hoạch gương sen kéo dài 2 tháng. Năng suất bình quân 30.000 - 45.000 gương sen/ha với giá 250-450 đồng/gương, lãi 6-7 triệu đồng/ha do chi phí đầu tư rất thấp.

 

 

Số lần xem trang: 2218
Điều chỉnh lần cuối:

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : ba một bốn ba hai

Xem trả lời của bạn !